|
Theo công văn của UBND TP Hà Nội, đúng 12 giờ trưa ngày 16/9, các cửa hàng kinh doanh ăn uống tại 19 quận, huyện được phép mở lại các dịch vụ bán mang về sau thời gian phải thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Ảnh: Ngọc Tú, |
|
Cụ thể, các cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng được phép mở trở lại. Riêng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống chỉ được bán hàng mang về và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày. Ảnh: Ngọc Tú. |
Theo ông Dương Đức Trung - chủ cửa hàng ăn ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, trước thời điểm mở cửa đã chủ động dọn dẹp sạch sẽ để chuẩn bị cho ngày hoạt động trở lại. Ảnh: Ngọc Tú
Tấm chắn được chủ cửa hàng chuẩn bị và lắp đặt sẵn để đảm bảo khoảng cách cũng như an toàn cho khách hàng. Ảnh: Ngọc Tú
|
Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế và Đô thị, đúng 12 giờ trưa, nhiều cơ sở đồng loạt mở cửa bán hàng ăn cho người dân. Hình ảnh ghi nhận người dân xếp hàng mua phở trên đường Văn Cao. Ảnh: Công Trình. |
"Rất vui khi TP Hà Nội đã cho mở trở lại sau hơn 2 tháng đóng cửa, dù chỉ là được bán hàng mang về. Việc nới lỏng từ từ như thời điểm này là hợp lý khi vẫn phải đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Công Trình
|
Cửa hàng bán văn phòng phẩm trên đường Thuỵ Khuê mở cửa lúc 12 giờ trưa ngày 16/9. Ảnh: Công Trình. |
Chị Linh và cháu Minh Khang đi mua đồ dùng học tập tại một cửa hàng sách, văn phòng phẩm trên phố Nguyễn Thái Học: "Do dịch Covid-19 nên các nhà sách, văn phòng phẩm bị đóng cửa, tôi không thể mua được dụng cụ học tập cho con. Hôm nay, ngay khi được nới lỏng, tôi đã đưa cháu đi mua thêm đồ dùng học tập như bút, vở... những món đồ này không nhờ mua được". Ảnh: Khánh Huy
|
Các quán cơm cũng đã bắt đầu mở cửa, theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày mở cửa, các quán cơm chỉ bán một lượng vừa đủ khi chỉ bán nửa ngày và số người mua chưa đông như thời điểm chưa có dịch. Ảnh: Ngọc Tú. |
|
Người dân đi mua đồ mang về buộc phải thực hiện 5K của Bộ Y tế. Trong ảnh: Người dân mua cơm tại phố Thuỵ Khuê. Ảnh: Ngọc Tú. |
Hình ảnh ghi nhận tại quán bún chả trên phố Ngọc Khánh. Ảnh: Thanh Hải
Người dân xếp hàng đợi cơm trên phố Đội Cấn. Ảnh: Thanh Hải
Các mặt hàng cho phép mở cửa đều treo biển bán mang về theo đúng quy định. Ảnh: Khánh Huy
Một quán phở tại quận Ba Đình hết hàng chỉ sau 30 phút mở bán. Ảnh: Khánh Huy
Chủ quán cơm phở trên địa bàn thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh chuẩn bị đồ bán mang về cho khách: "Thời gian giãn cách dài vừa qua không được mở của hoạt động đã ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của gia đình, nhưng vì dịch bệnh phức tạp, ai ai cũng phải chung tay chống dịch. Nay được hoạt động trở lại, tôi cảm giác như là "ngày giải phóng". Từ đêm qua tôi đã dọn dẹp cửa hàng, chuẩn bị đồ để nay mở cửa bán hàng được tươm tất. Dù chỉ bán hàng mang về, lượng khách cũng chưa đông như lúc trước dịch. Nhưng đó là tín hiệu vui khi mọi hoạt động dần trở lại bình thường mới" - chủ quán chia sẻ. Ảnh: Phạm Hùng
Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, theo chỉ đạo từ TP, huyện đã nới lỏng dần giãn cách đối với người dân trên tinh thần chỉ thị 15 của Chính phủ và tình hình mới. Nhưng vẫn yêu cầu địa bàn chủ động sát sao trong công tác phòng chống dịch, yêu cầu các cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại ký cam kết và thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch. Ảnh: Phạm Hùng
Cơ sở sửa chữa xe máy cũng đã mở cửa và phục vụ những khách đầu tiên. Ảnh: Thanh Hải
Theo chủ cửa hàng rửa xe tại phố 15 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình, cửa hàng đã tổng dọn dẹp vệ sinh từ tối qua. Đến sáng nay khi mở cửa trở lại đã có nhiều khách hàng qua để bảo trì lại xe sau khi hơn 1 tháng hạn chế đi lại. Ảnh: Duy Khánh
Chiếc xe đầu tiên được thợ tiến hành sửa chữa cho khách ngay sau khi mở cửa trở lại. Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. Ảnh: Duy Khánh
Dù mở trở lại nhưng UBND TP Hà Nội yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Lực lượng chức năng quận phường Thuỵ Khuê quận Tây Hồ giám sát cũng như phân luồng trách tắc đường khi người dân đi mua bánh Trung thu tại phố Thuỵ Khuê. Ảnh: Công Trình
|
Tại các cửa hàng đều đều phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định như khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp. Ảnh: Công Trình. |